Tại sao Parabens bị hạn chế hoặc cấm trong sản xuất mỹ phẩm?

Có nhiều người thắc mắc Parabens là gì và vì sao đây lại là một trong những chất bị hạn chế hoặc cấm sử dụng trong sản xuất mỹ phẩm. Có thể thay thế Parabens bằng các hoạt chất nào? Bài viết sau sẽ giúp quý khán giả tìm thấy câu trả lời cho những băn khoăn đó.

1. Parabens là gì?

Parabens là tên gọi chung của nhóm một số các chất bảo quản hóa học với vai trò hạn chế tăng sinh vi khuẩn, hạn chế sự phân hủy của các hóa chất, đảm bảo sản phẩm không bị hư hỏng. Trước đây, người ta dùng parabens như một chất bảo quản trong mỹ phẩm để ngăn ngừa sự biến chất của sản phẩm. Tuy nhiên, theo nhiều nghiên cứu khoa học, parabens có thể gây ra các bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng đến làn da và sức khỏe người tiêu dùng, đặc biệt là khi sử dụng các sản phẩm có nồng độ paraben cao. Các tác hại cụ thể của paraben có thể là:

  • Gây tình trạng kích ứng, tổn thương trên da, nhất là đối với người có làn da nhạy cảm. Một số người có phản ứng dị ứng với paraben sẽ xuất hiện các triệu chứng như: mẩn đỏ, kích ứng da, ngứa và bong da, tổ ong.
  • Thành phần methylparaben có thể phản ứng với tia UVB trong ánh nắng mặt trời gây lão hóa sớm và làm tăng nguy cơ mắc ung thư da.
  • Ngoài ra, paraben có thể gây ung thư vú ở phụ nữ hoặc làm ảnh hưởng đến chức năng sinh sản do làm tăng lượng estrogen trong cơ thể. Bên cạnh đó, cũng có nhiều nghiên cứu cho thấy paraben có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến chức năng sinh sản ở nam giới.

2. Quy định pháp luật về sử dụng Parabens?

Vì những nguy cơ của parabens đối với sức khỏe của người tiêu dùng; trong công văn số 6577/QLD-MP về việc cập nhật quy định các chất dùng trong mỹ phẩm của Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế ban hành ngày 13/4/2015, Cục Quản lý Dược đã quy định về Parabens sử dụng trong mỹ phẩm như sau:

  • Butylparaben và các muối, Propylparaben và các muối được phép dùng riêng lẻ với nồng độ tối đa 0,14% (tính theo acid), và dạng hỗn hợp các paraben với tổng nồng độ tối đa là 0,8% (tính theo acid).
  • Riêng 05 parabens (Isopropylparaben, Isobutylparaben, Phenylparaben, Benzylparaben và Pentylparaben) được bổ sung vào danh mục các chất không được dùng trong mỹ phẩm.

Bộ Y tế có những quy định cụ thể về các hợp chất Parabens được sử dụng đúng với nồng độ cho phép và các hợp chất Parabens bị cấm hoàn toàn trong sản xuất mỹ phẩm cho thấy việc tuân thủ các khuyến cáo của các nhà khoa học là rất quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe con người.

3. Các loại hoạt chất bảo quản tự nhiên thay thế

Trong ngành công nghiệp mỹ phẩm, chất bảo quản đóng vai trò quan trọng trong việc kéo dài tuổi thọ sản phẩm và ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn, nấm mốc. Tuy nhiên, chất bảo quản hóa học như parabens có thể gây kích ứng da hoặc có các tác dụng phụ không mong muốn. Do đó, các nhà sản xuất ngày càng chú trọng đến việc sử dụng các chất bảo quản tự nhiên, vừa an toàn cho người sử dụng vừa thân thiện với môi trường.

Các chất bảo quản mỹ phẩm tự nhiên được cung cấp từ các thành phần chiết xuất tự nhiên hoàn toàn không hề gây hại cho sức khỏe đồng thời vẫn giữ được tác dụng bảo quản hiệu quả. Một số chất bảo quản trong mỹ phẩm tự nhiên thường được nhắc đến như:

  • Tinh dầu hạt bưởi: Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, tinh dầu hạt bưởi là chất bảo quản mỹ phẩm tự nhiên rất hiệu quả, nó có tác dụng phòng chống hiệu quả hơn 800 loại vi-rút và vi khuẩn cũng như hơn 100 chủng nấm và ký sinh trùng. Đây là một trong những chất bảo quản tự nhiên được sử dụng rộng rãi trong các sản phẩm chăm sóc da và tóc. Nó không chỉ giúp bảo quản sản phẩm mà còn cung cấp nhiều lợi ích dưỡng da.
  • Axit Citric là một axit hữu cơ yếu, có nhiều trong các loại trái cây họ cam quýt. Vì đặc tính chống oxy hóa mạnh mẽ, nó được xem là một chất bảo quản tự nhiên hiệu quả, an toàn dùng để thay thế cho các loại chất bảo quản tổng hợp Paraben.
  • Dầu Neem: Neem là một trong những loại dầu phổ biến trên thị trường trong những năm trở lại đây. Nó có khả năng chống nấm, kháng khuẩn, diệt khuẩn tuyệt vời. Vì vậy, nó là một lựa chọn khá hiệu quả khi thay thế cho các loại chất bảo quản mỹ phẩm tổng hợp
  • Tinh dầu tràm trà (Tea Tree Oil): Tinh dầu tràm trà nổi tiếng với khả năng kháng khuẩn, kháng nấm và kháng viêm mạnh mẽ. Nó thường được sử dụng trong các sản phẩm chăm sóc da, đặc biệt là dành cho da mụn. Ngoài ra, tinh dầu tràm trà còn giúp ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn và nấm trong các sản phẩm mỹ phẩm, giúp kéo dài tuổi thọ của chúng.

Trong bối cảnh người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến tính an toàn và hiệu quả của các sản phẩm chăm sóc cá nhân, việc lựa chọn các thành phần tự nhiên và thân thiện với môi trường trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Tập đoàn Y dược EBC đã tiên phong trong việc sử dụng chất bảo quản tự nhiên để sản xuất mỹ phẩm dược liệu, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường và mang lại những sản phẩm an toàn, hiệu quả cho người tiêu dùng. Vậy, để tránh các rủi ro khi kinh doanh mỹ phẩm, các Boss hãy lưu ý lựa chọn hợp tác với các đơn vị gia công uy tín, có giấy phép kinh doanh, có nhà xưởng sản xuất đạt chứng nhận CGMP của Bộ Y tế. Các sản phẩm được sản xuất theo các tiêu chuẩn nghiêm ngặt, có kiểm định chất lượng và có hồ sơ thông tin sản phẩm theo quy định.

Gửi bình luận của bạn tại đây

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *